Miếu Ông Bảo Sanh Đại đế của người Hoa ở Thị xã Tân Châu

Miếu Ông Bảo Sanh Đại Đế

Miếu Ông Bảo Sanh Đại Đế được xây dựng vào khoảng năm 1864 thuộc phường Long Sơn cách trung tâm TX Tân Châu 4km, bên hữu ngạn sông Cái Dừng, nhánh của Sông Tiền.

Trên tấm bia ở miếu ghi ộng là Chân Quân sanh vào thời Tây Tấn (265-313) bên Trung Quốc, đỗ Hiếu Liêm, làm quan ở huyện Tinh Dương, ông học y thuật với thầy Ngô Mãnh sau đó về núi Côn Luân học phép tu tiên. Thời loạn lạc ông từ quan chu du về miền nam trị bệnh và truyền đạo, khi ông mất người dân lập miếu thờ, vào năm 317 ông bạt trạch phi thăng hiển thánh, tức ông mất vào năm 317 và theo phi thăng thuyết thì những vị tu tiên khi mất về cõi tiên có 5 cấp gọi là ngủ đẳng, cao nhất là phi thăng xung cử, phi thăng bạt trạch tức lên trời toàn gia, tọa hóa phi giải tức ngồi yên mà chết, đầu thai đoạt xá (nhập vào người khác mà hoàn hồn). Đến đời Minh ông được phong là Thần Công Diệu Tế.

Tuy nhiên theo các sử liệu Trung Quốc như chương châu phủ chí, Đông an huyện chí, đạo giáo nguyên lưu Ngô chân ký, thì ông họ Ngô, tên Bản, tự là Hoa Cơ hiệu là Vân Đông, sanh 979 và mất vào năm 1036 thọ 58 tuổi tại làng Bạch Tiêu huyện Đông An phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, cha là Ngô Thông, mẹ là Huỳnh Thị tương truyền một hôm bà Huỳnh Thị đang ngủ thì năm mộng thấy sao tử vi đầu thai vào mình, tỉnh giấc thì biết mình có mang, đến năm đến năm thứ tư Thái Bình Hưng Quốc nhằm năm Kỷ Mão, bà Huỳnh thị chuyển dạ đau lưng đang nằm nghỉ, hỏang hốt nhìn thấy nào là Thái Bạch Kim Tinh, Nam Lăng Sứ Giả, Bắc Đẩu Tinh Quân… hộ tống một vị Tiên Đồng, đến phòng của bà nói:-“Đây là sao Tử Vi ở thượng giới mà trước đây đã giáng thế đầu thai vào bà đó”. Hôm ấy là giờ Thìn ngày rằm tháng ba âm lịch, chính là ngày mà đức Ngô Bản giáng sanh. Lúc bấy giờ, mùi hương lạ bay thơm khắp nhà, háo quang tỏa rực, lại thấy Tiên Ngũ Lão và Tam Thai Khôi Tinh hiện thân bái hạ. Bên ngoài, trên trời có hoa năm sắc rơi xuống vô số phủ che hết căn nhà. Dân chúng ai ai cũng cho là điềm kỳ lạ, có thoại khí lành tốt chắc chắn không phải việc bình thường.Ngô Bản từ nhỏ đã tỏ ra thông minh mẫn tuệ, biểu hiện tính cách có tâm đạo là không chịu ăn thịt, cá. Rồi khi lớn lên, không chịu cưới vợ, luôn tỏ ra phẩm hạnh khác với người đời. Đến tuổi trưởng thành, Ngài đã thông suốt các sách, xem qua liền nhớ. Ngài đọc hàng ngàn quyển sách đủ loại, kể cả Địa Lý, Lễ Nhạc và Hành Chính. Nhưng chú ý nhất là sách vở về Y thuật của Huỳnh Đế và các y gia khác. Ngài ra sức nghiên cứu và đã đính chính nhiều chỗ sai sót của các sách y học đời trước. Về phương diện bào chế thuốc, Ngài đã ra công chế tạo được nhiều dược phẩm kỳ diệu , có giá trị chữa bệnh rất hiệu quả.Ngô Bản thường bày tỏ ý chí của Ngài là “cứu thế giúp người” .Về sau, vào năm nọ, ở vùng Chương Châu rộng lớn, phát sanh bệnh ôn dịch, lây lan khắp huyện, người thi nhau chết hàng loạt.Ngô Bản tức tốc đi đế`n Chương Châu đem sở học giúp cho bá tánh bình yên khỏe mạnh trở lại. Dân làng tôn xưng ông là Hoạt thần tiên (thần tiên sống). Tương truyền rằng mẫu thân vua Tống Nhân Tông bị bệnh lạ, các quan thái y trị không khỏi, vua cho mời ông vào triều bắt mạnh hột thuốc, bà uống vào lành bệnh ngay, vua ban thưởng nhưng ông từ chối nên vua đặt cách sắc phong danh ngôn “Từ tế” (từ bi tế độ) lúc ông còn sống.

Năm ông 24 tuổi đậu cử nhân vua phong chức ngự sử, ông đóng góp rất nhiều công lao cho triều đình, sau đó ông từ quan xin về quê củ. Ngài tâu vua xin cho đặc ân về ở ẩn tại Đại Nhạn Đông Sơn, làng Bạch Tiêu, huyện Tuyền Châu. Một lòng chuyên tâm tu thân truyền đạo, chuyên tâm học tập “Thái Thượng Huyền Cơ” đạt được pháp “Tam ngũ phi bộ” (phép bay lên trời). về phương diện y học, Ngài nghiên cứu sâu về cách điều chế những loại thuốc thần diệu, trị bách bệnh. Ngài luyện được “linh đan” cứu tử, dùng “linh phù” cứu giúp vô số người. Năm thứ ba Cảnh Hữu đời Nhân Tông (1036), tức là năm Bính Tí, ngày mùng hai tháng năm , ông đã tu luyện công thành quả mãn. Vào lúc chính ngọ, Ngài cùng toàn thể gia đình , nào là thánh phụ, thánh mẫu, thánh muội (tên Ngô Minh, sau nầy dân gian xưng là Ngô Minh Má), chồng em gái (muội phu), toàn bộ người trong nhà và cả những đệ tử, thậm chí cả gà chó trong nhà … tất cả đều cỡi “hạc trắng”, từ quê hương Bạch Tiêu, phi thăng không trung, có lẽ là đến nơi động tiên nào đó. Năm ấy, ông thọ thế 58 năm.

Dân trong làng và các làng bên, lập bàn hương án, ngẫn đầu lên không nhìn theo, thành tâm bái lạy đưa tiễn, dân làng Bạch Tiêu có xây dựng am Thu Long để thờ, đến đời Tống Cao Tông, vua ban lệnh cho trùng tu lại, thành ra “Cung Từ Tế” ở thôn Bạch Tiêu.Vua Ninh Tông năm Bảo Khánh thứ 4 phongTrùng Khánh Chân nhân, đến năm thứ 5 phong là Diệu đạo chân quân nên gọi ông là Ngô Chân QuânĐến triều nhà Minh, vua Nhân Tông hạ chiếu trùng tu Miếu thờ Ngô Chân Nhân ở Bạch Tiêu, ban thụy hiệu là “Vạn Thọ Vô Cương Bảo Sanh Đại Đế”, lại ban cho một áo long bào, ra lệnh quan địa phương phải cử hành cúng tế trọng thể hai kỳ Xuân Thu hàng năm . Danh xưng Bảo sanh Đại đế cũng bắt đầu từ đó, nên dân gian khi tạo tượng Đại Đế đã cải biến là một vị Đế Quân râu dài, mình mặc long bào. Từ đó ông có danh hiệu là Bảo Sanh đại đế. Đó là chuyện bên tàuCòn ở Việt nam tại Long Sơn theo Thầy Kiềm viết trong cuốn Tân Châu thì người đầu tiên thờ ông Bảo sanh là Hia Ný, không biết bên tàu có hiển linh hay không nhưng về VN đạp đồng nhập vào xác ông Kía tục gọi ‘Lào kía”, khi Lào Kía chết thì nhập vào ông Lến , nên gọi là lào Lến, khi nhập vào xác phàm thì ông bốc thuốc bằng cách xin xâm, ứng vào quẻ số mấy thì tra cứu vào sổ theo toa đến các tiệm thuốc hốt rất linh ứng nên dân trong làng tôn thờ. Những người có con nhỏ bệnh khó nuôi thường bồng xuống ký bán cho ông và thường lấy chử lót nếu nam là chử Bảo hoặc Bữu, nữ chử Ngọc. Chử Bảo hay bữu là từ chữ bảo sanh, còn chử ngọc là từ Ngô chân quân, nhưng do mấy ông tàu nói trại thành Ngọc Chân Quân.

Tương truyền rằng khi xây dựng miếu ông đạp đồng về chỉ vị trí mé rạch, mặt tiền hướng ra rạch sông cái vừng để ngăn chặn lũ tà ma yêu quái quái phá. Bổn hội lấy làm lo lắng vì chỗ này đang bị lỡ đất. Tuy nhiên khi miếu xây xong thì đất không lỡ mà bồi lắng trở lại nên dân trong làng càng tin tưởng.Miếu được trùng tu nhiều lần và bổn hội mua thêm đất để xây dựng rộng rãi uy nghiêm như hiện nay. Trang trí thêm một số nhân vật hư cấu trong tuyện tàu như bát tiên quá hải, khương tử nha để làn thêm cảnh quan đẹp mắt.

Hội Đền Bảo Sanh

Thời gian: 15/1 âm lịch. 
Địa điểm: Xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 
Đối tượng suy tôn: Lão Gia (danh y cổ Trung Quốc). 
Đặc điểm: Lễ hội cầu sự việc tốt lành.    

(Nguồn sưu tầm)
Hình ảnh: Nguyễn Minh Hậu
Địa điểm du lịch An Giang © Lang Thang An Giang

You may also like...