“Thốt nốt” hay “thốt lốt”? Gọi thế nào mới đúng?

Thốt nốt hay thốt lốt?

“Thốt nốt” hay “Thốt lốt”?

Chắc nhiều người con của Miền Tây (đặc biệt người con của vùng Bảy Núi – An Giang) thắc mắc về tên gọi của loại cây đặc trưng của văn hoá Khmer Nam Bộ này.

“Thốt nốt” hay “Thốt lốt” gốc từ tiếng Khmer là Thnot, có nghĩa là cây dừa đường, người Miền Nam đã phiên âm ra và gọi là “Thốt nốt” hay “Thốt lốt”.

– Đối với người địa phương vùng Bảy Núi (đặc biệt là những người lớn tuổi) thì đều gọi là cây Thốt Lốt (khác với tên gọi Thốt Nốt – là 1 quận của Cần Thơ).

– Nhưng trên mạng xã hội, báo đài thì đều gọi chung là cây Thốt Nốt. Mà không phải gần đây mới kêu như vậy, nhiều sách báo trước 1975 cũng có dùng từ Thốt nốt rồi: . Việt Nam từ điển của Thanh Nghị (trước 1970) . Sách Những cây thuốc Việt Nam (xb 1960) của GS-TS Hồ Tất Lợi . Đoàn Giỏi – tác giả của Đất Rừng Phương Nam (1957) cũng dùng từ thốt nốt….

Nên có thể tạm kết luận đơn giản như vầy cho dễ phân biệt: Trong văn nói của người địa phương (nhất là những người lớn tuổi) thì dùng từ “Thốt lốt”, trong văn viết, trên truyền thông, mạng xã hội, báo đài… thì hầu hết đều dùng từ “Thốt nốt”.

👉 Thỉnh thoảng đi Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc (An Giang) chơi, vẫn còn gặp đâu đó một vài bảng hiệu “Thốt lốt”, thấy hay hay, còn 1 chút gì đó sót lại cái hồn của ngôn ngữ vùng miền – đáng trân trọng.

An Giang có rất nhiều địa điểm chụp ảnh đẹp với cây thốt nốt, các bạn tham khảo những địa điểm sau nhé:
Thốt nốt trái tim ở Tri Tôn
Thốt nốt trái tim ở Tịnh Biên
Hàng thốt nốt huyền thoại ở Tịnh Biên
Thốt nốt đôi ở Tịnh Biên
Hàng thốt nốt ở núi Phú Cường (An Nông, Tịnh Biên)

(Lang Thang An Giang sưu tầm & tổng hợp)

You may also like...