“Thốt nốt sinh đôi” ở Tịnh Biên – An Giang

Thốt nốt đôi ở An Giang
Khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh cây thốt nốt đôi ở Tịnh Biên. Photo: Nhi Lee

Thốt nốt đôi (Tịnh Biên)

Cây thốt nốt là nét đặc trưng của vùng Bảy Núi An Giang.

Ngoài hàng thốt nốt huyền thoại, thì cây “thốt nốt sinh đôi” cũng là địa điểm được rất nhiều nhiếp ảnh gia đến săn ảnh.

Tọa độ google map: 7P27H2C6+63

An Giang được mệnh danh là xứ sở của cây thốt. Thốt nốt gắn liền với đời sống người Khmer nơi đây. Cây được trồng bằng hạt và hợp với vùng đồi núi khô hạn. Sau 20-25 năm trồng, cây trưởng thành cao từ 5- 7m, có đường kính thân cây từ 30 – 40cm như cây dừa, lá dài và xanh như lá cọ. Lá cây thốt nốt có thể dùng lợp nhà hay làm chất đốt. Thân cây thốt nốt có thể dùng làm cột nhà, bàn ghế đều được. Đặc biệt trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn đặc sản, dân dã là đặc sản xứ An Giang. Nổi tiếng là cơm lấy từ trái thốt nốt, nước thốt nốt tươi ngọt mát, đường tán thốt nốt, chè thốt nốt nốt, hay bánh gói, bánh bò…

Khi nói đến loài cây này, người ta thường nhắc đến vùng Tịnh Biên, Tri Tôn là nơi có những hàng thốt nốt nổi tiếng. Du khách thường nói đến thốt nốt “trái tim”, thốt nốt “cô đơn”, thốt nốt “sinh đôi” nhưng ấn tượng nhất là hàng cây thốt nốt ở núi Phú Cường, An Nông, Tịnh Biên, An Giang.

Địa điểm du lịch An Giang © Lang Thang An Giang

Photo: Sơn Phi
Photo: Sơn Phi
Photo: Nguyễn Tấn Đạt

You may also like...