Phim điện ảnh Đất Rừng Phương Nam và những cảnh quay tuyệt đẹp tại An Giang
KÝ ỨC MIỀN TÂY THỜI CHỐNG PHÁP SỐNG DẬY TRONG “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM”
“𝑇𝑜̂𝑖 𝑛𝑔𝑜̂̀𝑖 đ𝑜𝑛𝑔 đ𝑢̛𝑎 ℎ𝑎𝑖 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑐 𝑚𝑢𝑖 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑐ℎ𝑜̛̉ 𝑔𝑎̣𝑜 𝑛𝑔𝑜́𝑛𝑔 𝑙𝑒̂𝑛 𝑐ℎ𝑜̛̣. Đ𝑒̀𝑛 𝑚𝑎̆𝑛𝑔-𝑠𝑜̂𝑛𝑔 𝑜̛̉ 𝑐𝑎́𝑐 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑏𝑢𝑜̂𝑛, 𝑐𝑎́𝑐 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑚 𝑎̆𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝐻𝑜𝑎 𝑘𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡ℎ𝑎̆́𝑝 𝑙𝑒̂𝑛 𝑠𝑎́𝑛𝑔 𝑟𝑢̛̣𝑐.”
Nếu chú bé An trong tiểu thuyết được xuất hiện lần đầu tiên ở chợ nổi, thì trong phiên bản điện ảnh, đoàn phim “Đất Rừng Phương Nam” cũng chọn khai máy bằng cảnh quay tái hiện khung cảnh chợ miền sông nước nhộn nhịp tại rừng tràm Trà Sư, An Giang.
Từ hình ảnh hậu trường đầu tiên được đoàn làm phim chia sẻ, ta có thể nhìn thấy những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ. Hệ thống kênh rạch của rừng tràm cũng giúp đoàn làm phim dàn cảnh hàng chục chiếc ghe thuyền và huy động hơn 300 diễn viên quần chúng.
Đội ngũ thiết kế và sản xuất đã dành 1 tháng rưỡi để xây dựng đại cảnh chợ nổi, xây mới rồi lại phủ lên một lớp màu thời gian, cùng với chi tiết nội thất, phụ kiện được sưu tầm kỳ công để đảm bảo tính lịch sử. Bối cảnh chợ nổi công phu này phải dựng mới 70% và đây được xem là một trong những đại cảnh lớn nhất của phim.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng hi vọng phiên bản điện ảnh có thể tái hiện hoàn hảo không gian miền Tây những năm 1920 chống Pháp khốc liệt, cũng như nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ về rừng Nam Bộ qua ngòi bút miêu tả của nhà văn Đoàn Giỏi.
Ngoài đại cảnh tại Rừng Tràm Trà Sư thì phim Đất Rừng Phương Nam còn có những đại cảnh được quay tại Thị Xã Tân Châu và Cầu Bình Thủy ở huyện Châu Phú nữa.
Mời các bạn cùng xem vài hình ảnh trong phim Đất Rừng Phương Nam để cảm nhận được nét đẹp của Miền Tây Nam Bộ.
Thông tin An Giang © Lang Thang An Giang